HỒ GƯƠM

13-03-2023 -

2,9K lượt xem

Hồ Gươm là một danh thắng đẹp, nằm giữa trung tâm Thủ đô tráng lệ, cảnh sắc hữu tình nổi tiếng thơ mộng của Hà Nội 36 phố phường. Không những thế, Hồ Gươm còn l

Hồ có tổng diện tích 12ha, là hồ nước ngọt tự nhiên của Thành phố. Hồ Gươm kéo dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m hướng Đông Tây. Mặt hồ xanh biếc, bình lặng và trầm tư nằm giữa những khu phố cổ, những con đường tấp nập, mở ra một khoảng không thoáng đãng cho những sinh hoạt văn hóa của mọi người khi đến với Hồ Gươm. Ngoài ra, hồ còn gắn liền với các công trình kiến trúc nổi tiếng khác như: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Đài Nghiên, Tháp Bút…

Hồ Gươm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ… với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.

Hồ Gươm có thể còn nhiều tuổi hơn cả kinh thành Thăng Long xưa. Lùi lại lịch sử để khám phá sự hình thành của Hồ Gươm, căn cứ vào bản đồ Hồng Đức (1490) và cả các tấm bản đồ sau này như: “Trung đô sơn xuyên hình thắng chi đồ” vẽ nǎm Cảnh Hưng 31 (1770), “Trung đô Thǎng Long thành nhất phủ nhị huyện đồ” (thế kỷ thứ XVII), “Thǎng Long thành Phụng thiên nhất phủ nhị huyện” nǎm Gia Long thứ chín (1810) thì Hồ Gươm lúc ấy chưa hình thành, nó là một nhánh cụt của sông Hồng. Không biết sau đó hồ được hình thành từ thời gian nào, đến tấm bản đồ tỉnh thành Hà Nội vẽ nǎm Minh Mạng thứ 12 (1831) thì Hồ Gươm đã gần như ngày nay.

Trước kia hồ có tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh ngắt quanh năm). Cái tên hồ Hoàn Kiếm mới có từ thời Lê. Tương truyền Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có mò được một lưỡi kiếm dưới sông, lại tìm được cái chuôi ngoài ruộng. Lưỡi lắp vào chuôi vừa khít. Lê Lợi đem kiếm báu dưới cờ kháng chiến suốt mười năm đánh đuổi giặc Minh. Giải phóng đất nước, nhà vua đóng đô ở Thăng Long cũ và gọi là Đông Kinh. Một buổi, vua dạo thuyền trên hồ Lục Thủy, bỗng gặp một con rùa vàng lớn nhô lên mặt nước. Rùa nói: “Xin nhà vua trả kiếm thần cho Long Vương”. Kiếm vừa rút khỏi vỏ đã vút bay về phía rùa, rùa ngậm lấy và lặn biến mất. Từ sự tích này mà hồ Lục Thủy đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (hồ trả Gươm hay gọi tắt là hồ Gươm). Truyền thuyết đã thể hiện tư tưởng “đem chí nhân thay cường bạo, lấy đại nghĩa thắng hung tàn” của dân tộc ta, đó là một bằng chứng cho lòng yêu hòa bình thiết tha của người Việt Nam, của Thǎng Long – Hà Nội. Đất nước của chúng ta từ xa xưa tới nay lúc nào cũng muốn hòa bình, nhưng nếu có ngoại xâm thì gươm của Thần linh nước Nam, lại được trao cho một dân tộc anh hùng bất khuất để bảo vệ toàn vẹn bờ cõi.

Bảng xếp hạng

Xem thêm

Đơn vị chủ quản: Tổng Công ty Viễn thông Viettel.

Đăng ký kinh doanh số: 0100109106-011 cấp ngày 18/07/2005.

Địa chỉ: Số 1 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội.

Đầu mối liên hệ giải quyết các vấn đề quyền tác giả, quyền liên quan:

Email: cskh@viettel.com.vn; ĐT: 18008098

Giấy xác nhận Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử số 4185/XN-CXBIPH do Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp ngày 05/07/2023

Tải App

Quét mã QR để cài APP